Giá USD hôm nay 7.4.2024: Đồng loạt tăng cùng chiều yen Nhật và euro
Xuân quê hương 2025 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đồng chủ trì tổ chức, với sự tham gia của hàng nghìn đại biểu kiều bào và thân nhân, cùng khách mời trong nước.Chương trình tiếp tục khẳng định vững chắc mối liên hệ gắn bó giữa kiều bào và đất nước, qua đó, tiếp tục thể hiện rõ tình cảm và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phát huy tinh thần yêu nước, hướng về nguồn cội, khích lệ kiều bào gìn giữ bản sắc văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ của dân tộc.Năm 2025, chương trình Xuân quê hương với chủ đề "Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" diễn ra từ ngày 18.1 đến ngày 20.1.2025 (tức ngày 19 đến ngày 21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) với nhiều nội dung phong phú. Trong khuôn khổ chương trình, Chủ tịch nước và phu nhân sẽ chủ trì một số hoạt động ý nghĩa cùng bà con kiều bào cả nước: Lễ Dâng hương tại Điện Kính Thiên, Nghi thức thả cá chép truyền thống vào ngày Tết ông Công ông Táo tại Phủ Chủ tịch…Đặc biệt, trong chương trình giao lưu nghệ thuật Xuân quê hương với chủ đề "Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1, tiếp sóng trên kênh VTV4 Đài Truyền hình Việt Nam 20 giờ 10 phút tối chủ nhật ngày 19.1.2025, Chủ tịch nước sẽ phát biểu chúc Tết đến toàn thể bà con kiều bào và đánh trống khai hội mừng xuân.Bên cạnh các hoạt động do Chủ tịch nước chủ trì, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức một số hoạt động cho đoàn 1.000 kiều bào tiêu biểu, gồm: Viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Dâng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ, Chào Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chương trình kết nối địa phương. Lãnh đạo Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức tiệc chiêu đãi kiều bào tham dự chương trình Xuân quê hương vào tối 19.1.2025.VIETART là đơn vị thực hiện chương trình Xuân quê hương 2025, cũng như thực hiện thành công Xuân quê hương trong 8 năm liên tiếp.VNDIRECT: Đã có được mã khóa khôi phục nhưng tốc độ chậm hơn dự kiến
Kỷ niệm đẹp nhất khó có thể thu gọn lại thành một. Chúng tôi có những đứa trẻ ở vùng nông thôn đạp xe đến tặng thức ăn và nước uống, các gia đình mời chúng tôi đến nhà họ dùng bữa... Thật là lòng tốt đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, nếu tôi chọn một thì đó sẽ là đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nơi đây quá nhiều cảnh đẹp. Và có một lần chúng tôi đang vất vả tìm kiếm thức ăn thuần chay thì có một nhóm trẻ em bảo chúng tôi hãy đi theo. Các em đưa chúng tôi đến một ngôi chùa, nơi đây chúng tôi được các nhà sư chào đón. Họ cho chúng tôi ăn, đó là một trong những trải nghiệm kỳ diệu nhất trong hành trình của chúng tôi.
Hơn 35.000 tỉ đồng giao dịch chứng khoán trong phiên VN-Index sụt giảm
Hoa hậu Thùy Tiên nhận được sự quan tâm khi cô được một thương hiệu thời trang cao cấp công bố trở thành "Friend of the House" (người bạn thân thiết của nhãn hàng) tại thị trường Việt Nam. Hiện người đẹp đang có mặt tại Pháp để tham dự sự kiện của nhãn hàng này. Tuy nhiên, giữa lúc đang được chú ý, Thùy Tiên bất ngờ bị "réo tên" khắp các trang mạng xã hội vì liên quan đến việc quảng cáo kẹo rau củ - sản phẩm hợp tác cùng Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục. Trước đó, thông qua trang cá nhân, nàng hậu từng quảng cáo đây là sản phẩm tiện lợi, nhiều chất xơ, bổ dưỡng, đạt nhiều chứng nhận về chất lượng, phù hợp với trẻ em và người lớn. Ngoài bài đăng, Thùy Tiên còn trực tiếp tham gia nhiều phiên livestream cùng Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục để bán hàng, quảng cáo sản phẩm này.Thời gian qua, sản phẩm kẹo rau này liên tục vướng ồn ào, bị dân mạng cho rằng quảng cáo thổi phồng công dụng. Nhiều người liền "réo tên" Thùy Tiên vì cô từng công bố vai trò hợp tác với nhãn hàng. Thậm chí, dân mạng còn tràn vào trang cá nhân của Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021, để lại nhiều bình luận chỉ trích, yêu cầu cô lên tiếng. Hiện nàng hậu sinh năm 1998 vẫn im lặng. Bên cạnh đó, dân mạng phát hiện người đẹp đã lặng lẽ xóa/ẩn các bài quảng cáo liên quan đến sản phẩm này.Trước đó, Quang Linh Vlogs bị phản ứng vì giới thiệu "1 viên kẹo tương đương 1 đĩa rau" và sản phẩm này dành cho "những người không ăn được rau, nhìn thấy rau là chạy". Ngay sau khi bị cộng đồng mạng chỉ trích vì quảng cáo lố, TikToker nổi tiếng người Nghệ An đã phải lên tiếng xin lỗi vì truyền tải thông tin chưa chính xác, gây hiểu nhầm cho khách hàng. Anh cho biết sau khi nhận ra sai sót thì các phiên livestream tiếp theo đã sửa và không nhắc đến thông tin đó nữa. Quang Linh Vlogs cũng khẳng định không cố tình quảng cáo lố về sản phẩm.Tình trạng sao Việt quảng cáo lố sản phẩm, khiến khán giả bức xúc, chỉ trích xảy ra khá phổ biến. Nhiều nghệ sĩ đã phải lên tiếng xin lỗi, thừa nhận sai sót và xin rút kinh nghiệm về việc này. Dân mạng nhiều lần nhắc nhở người nổi tiếng cần cẩn trọng hơn khi nhận quảng cáo, tránh để ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như chính uy tín của mình với công chúng.
Một năm 2024 nhiều sự kiện ngập tràn cảm xúc đã khép lại, những người hùng vô địch AFF Cup 2024 đang tranh thủ dành vài ngày nghỉ quý giá bên gia đình, người thân đón cái Tết Ất Tỵ. Tiền đạo Nguyễn Tiến Linh như mọi năm lại cùng bố mẹ từ Bình Dương trở về quê nhà Hải Dương đón mừng năm mới bên gia đình, họ hàng.Sau thời khắc giao thừa, chân sút ghi đến 23 bàn thắng cho CLB Bình Dương và đội tuyển Việt Nam trong năm 2024 đã chia sẻ tấm ảnh anh đi dạo ở quảng trường gần nhà kèm lời chúc chân thành: "Kính chúc mọi người năm mới an khang thịnh vượng!".Trong khi đó, không có lời dẫn cụ thể nhưng tiền đạo trẻ Bùi Vĩ Hào nhận được nhiều lời tấm tắc khi khoe những tấm ảnh hạnh phúc bình lặng bên bà xã trẻ của mình, sau 1 năm đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc trên sân cỏ.Hiện Bùi Vĩ Hào đang là ứng viên sáng giá cho giải thưởng Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm 2024, với 5 bàn thắng tại V-League 2023 - 2024, 1 bàn thắng ở Cúp quốc gia 2023-2024, cùng đội tuyển U.23 Việt Nam vào tứ kết giải U.23 châu Á 2024.Ở cấp độ đội tuyển Việt Nam, chân sút trẻ sinh năm 2003 tham dự vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, đặc biệt có đóng góp khá hiệu quả trong hành trình vô địch AFF Cup 2024 với nhiều trận được HLV Kim Sang-sik sắp đá chính.Trong khi đó, hậu vệ Vũ Văn Thanh nhận được nhiều trầm trồ khi khoe bộ ảnh đẹp lung linh, vừa thể hiện được khí chất mạnh mẽ lẫn sự tinh tế, quyến rũ của chàng "trai chưa vợ" trong bộ đồ truyền thống màu sáng khỏe mạnh."Chúc mừng năm mới 2025. Xin chúc cả nhà thật nhiều sức khỏe, vạn sự như ý, bình an và gặp thật nhiều may mắn", Văn Thanh chia sẻ trên trang cá nhân.Về phần mình, thủ thành Nguyễn Filip gây ấn tượng với tấm ảnh tập luyện đăng vào ngày 29 Tết Ất Tỵ, cho thấy anh đang rất quyết tâm rèn luyện, giúp giữ phong độ cao cho năm mới sẽ rất bận rộn trong màu áo CLB Công an Hà Nội và đội tuyển Việt Nam."Cầu thủ chuyên nghiệp không có 1 kỳ nghỉ đúng nghĩa. Dù là Tết hay Giáng sinh thì chúng tôi cũng thường không có quá nhiều điều kiện để làm những công việc khác. Rời ra chiếc găng tay và sân cỏ thì sẽ là quãng thời gian cho những buổi chạy bộ và tập gym thế này đây. Chúc mọi người chiều 29 Tết vui vẻ. Tối nay cùng quây quần xem Táo quân nhé!", thủ môn sinh năm 1992 chia sẻ.Phát hiện của HLV Kim Sang-sik trong năm 2024, khi từ vị trí hậu vệ biên bó vào trong trở thành sự lựa chọn số 1 trong vai trò trung vệ lệch phải, Phạm Xuân Mạnh cũng có lời chúc giản dị mà ý nghĩa gửi đến mọi người sau thời khắc giao thừa."Chúc mọi người năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc, bình an. Chào xuân 2025. Chúc mừng năm mới", Phạm Xuân Mạnh chia sẻ trên trang cá nhân.Được biết, phần lớn những người hùng AFF Cup 2024 sẽ chỉ có vài ngày ngắn ngủi nghỉ ngơi bên gia đình, khi nhiều đội bóng V-League nhanh chóng tập luyện trở lại từ ngày 31.1 (nhằm mồng 3 Tết Ất Tỵ).
Bộ đôi Mazda2 và Mazda CX-3 thu hút khách hàng
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.